Developed by JoomVision.com

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn
Văn hóa - Nghệ thuật

Tri ân 20/11 "Ơn người đưa đò"

PDF.InEmail

Viết bởi Quản trị viên Thứ bảy, 25 Tháng 11 2017 11:53

Hơn 60 000 học viên Trung tâm ngoại ngữ miễn phí Thiện Nhơn
tri ân 20/11 chủ đề "Ơn người đưa đò"

Nhân ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11, hơn 60.000 học viên tại Trung tâm Ngoại ngữ & Bồi dưỡng Văn hóa miễn phí Thiện Nhơn – Chùa Lá Gò Vấp đã tổ chức lễ tri ân thầy cô giáo với chủ đề "Ơn người đưa đò".

Trong buổi lễ tri ân, ngoài các tiết mục văn nghệ, những bó hoa mà các học viên dành tặng cho thầy cô giáo, các học viên còn có những chia sẻ rất xúc động về tình thầy trò, những hy sinh thầm lặng của "người đưa đò" này.

Tang KNC

Thầy Nhuận Tâm tặng kỷ niệm chương cho giáo viên Trung tâm

Đọc thêm...

 

Mùa xuân và ước mơ của tuổi trẻ

PDF.InEmail

Viết bởi Quản trị viên Thứ bảy, 21 Tháng 1 2017 08:39

Còn chăng ước mơ tuổi trẻ?

Cứ mỗi mùa xuân đến người ta lại xao xuyến với bao xúc cảm dạt dào, người già mong sao mình còn khỏe mạnh để vui vầy bên con cháu, người trung niên hồi tưởng về những ngày niên thiếu, người trẻ hơn thì rộn ràng tâm tưởng với bao nhiêu dự phóng tương lai. Nói khác đi, mùa xuân gợi cho người ta những ao ước thành tựu các giấc mơ.

Mua xuan tuoi tre

Đọc thêm...

 
 

Tôn sư trọng đạo

PDF.InEmail

Viết bởi Quản trị viên Thứ sáu, 18 Tháng 11 2016 05:28

Có một nghi thức lễ nghi đã in sâu vào tâm thức của người dân Việt và là nét đẹp truyền thống được truyền dạy, duy trì rất lâu đời là "Mùng một tết cha, mùng ba tết thầy". Ngày tết dù có bận bịu đến mấy, mỗi người đều cố gắng dành thời gian để viếng thầy ngày tết để tỏ rõ lòng biết ơn sâu sắc vì đã dạy dỗ cho chúng ta nên người hữu dụng cho xã hội.

"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy..."

Hay là

"Không thầy đố mầy làm nên...".

Đó là những câu ca dao mang đầy tính giáo dục nhân cách của tiền nhân đối với thế hệ trẻ để trân trọng, tôn vinh công lao to lớn của những thầy cô giáo đã không quản khó khăn gian khổ để hoàn thành thiên chức của mình vì sự nghiệp trồng người cho dân tộc.

Nhìn từ góc độ tôn giáo hoặc trong ngôi thứ xã hội phong kiến thì người thầy luôn được xã hội trân trọng và xếp thứ bậc còn cao hơn đạo nghĩa cha con, chồng vợ. Cụ thể như phương châm sống "Quân (vua) – Sư (thầy) – Phụ (cha)".

Nhìn từ góc độ trân trọng khác, người dân Việt luôn tôn trọng công ơn của thầy cô dù thời gian được theo học nhiều hay ít; bậc học thấp hay cao, cụ thể trong lời dạy của người đi trước "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ cũng thầy mà nửa chữ cũng là thầy).

Ton su trong dao

Đọc thêm...

 
 

Chuyện "cổ tích" về cô gái sinh viên hiếu hạnh

PDF.InEmail

Viết bởi Quản trị viên Thứ sáu, 17 Tháng 6 2016 11:08

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu:

Chuyện "cổ tích" về cô gái sinh viên hiếu hạnh

(PGVN) Mẹ em sinh năm 1950, tuổi cao và hiện tại đang bị suy thận, tình trạng bệnh đang rất nan y do hoàn cảnh quá nghèo.

Xuân là một đứa con gái nghèo, nghèo về mọi thứ, sinh ra và lớn mà em chưa từng biết thông tin về người cha của mình. Em chưa bao giờ được sống trong sự thương yêu của cha, đó là cái thiệt thòi lớn nhất của em.

Nhưng vẫn may mắn thay vì bên em vẫn còn có mẹ, được sống trong tình thương yêu của người mẹ tuổi đã cao. Em tên là Xuân, 21 tuổi và đang học năm 3 tại trường Đại học Sư Phạm 2 ở Xuân Hòa, Vĩnh Phúc.

Ngày mẹ em chưa bị bệnh, hai mẹ con kiếm đồng ra đồng vào nhờ đi hái nhài thuê, nhiều hôm mẹ ốm, một mình em đi hái thuê từ 1h chiều tới 7h tối mới được về, sẽ chẳng ai thích ra đường giữa trời nắng 37, 39 độ, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ phải chấp nhận điều đó.

Hết vụ lúa, thì mẹ em thường đi cắt rau muống tím, rau mà người ta hay cho lợn, rồi mang ra chợ bán, thật ra vì thương mình nên họ mua về cho lợn chứ họ ăn gì rau đấy, kiếm được khoảng tầm 10 ngàn đồng mỗi lần đi bán. Ngày ngày miệt mài bên đồng áng, ngày thì đi cắt cỏ lúa, ngày đi hái nhài thuê, nhiều nhà họ bỏ đất hoang không làm ruộng, mẹ em mượn rồi trồng thêm đỗ, thêm khoai... Vậy nên nhiều lúc mệt quá, không thở được, không thấy đau ở đâu chỉ thấy mệt, cứ tưởng là mệt mỏi do làm nhiều, nên mẹ em không chú ý tới sức khỏe và không biết rằng mình đang mang bệnh.

Một ngày nọ, chân bên phải của người mẹ bắt đầu bị sưng lên, người ta bảo mẹ em bị khớp, em cũng tìm tòi và nghe người ta đi lấy lá lốt về đắp nhưng không giảm, em đưa mẹ đi tiêm với mức giá là 150 nghìn/mũi, thì lập tức 15 phút sau chân trở về bình thường. Một thời gian sau thì cả 2 chân đều bị sưng và người ta bảo tiêm nhiều sẽ bị giòn xương. Sau đó, em đưa mẹ đi khám tổng thể, bác sĩ bảo mẹ em bị bệnh thận. Ở viện họ phát cho mẹ em rất nhiều thuốc, khi về nhà uống thì mẹ em bắt đầu thấy mệt hơn, nôn thốc nôn tháo, không ăn, không ngủ được, em lập tức đưa mẹ đi viện.

Khi tới bệnh viện mẹ em phải cấp cứu, rồi em ở ngoài chờ nghe kết quả. Lúc đó chỉ có một mình em, một sự tủi thân bắt đầu len lỏi vào trong trái tim nhỏ bé, không bạn bè, không người thân họ hàng, chỉ biết nhắn tin cho cô giáo của mình "cô ơi mẹ em đang cấp cứu, có một mình em, em thấy cô đơn quá cô ạ".

Những ngày mẹ em nằm ở viện là những ngày em vất vả nhất, vừa phải đi học vừa phải chăm mẹ, vừa phải đi làm và phương tiện duy nhất là chiếc xe đạp cũ và xe bus công cộng.

Hinh mimh hoa 1

Những câu chuyện buồn ở bệnh viện

Đọc thêm...

 
 

Hạnh phúc đơn sơ của cô giáo về hưu

PDF.InEmail

Viết bởi Administrator Thứ sáu, 14 Tháng 11 2014 11:00

Nhận được điện thoại của một học trò ở Ninh Thuận, cựu giáo viên Từ Nguyễn từ chỗ bất ngờ đã vỡ òa hạnh phúc. Kỷ niệm ngày 20/11, chị đã chia sẻ câu chuyện với VnExpress.

Ngay nha giaoNăm ngoái, cũng vào khoảng giờ này, sau bữa cơm tối của gia đình, chuông điện thoại reo. Nhìn số mã vùng thấy đó là một cuộc điện thoại từ tỉnh xa. Đầu dây bên kia là một giọng nữ, lạ hoắc: "Cô ơi, cô có nhớ em là ai không?". Tôi mỉm cười và buông câu trêu: "Cô hổng nhớ ai được vì có biết ai là ai đâu mà nhớ".

Đọc thêm...

 
 

Trang 1 trong tổng số 4

You are here: Home Văn hóa - Nghệ thuật
Green Blue Orange Back to Top