Viết bởi Administrator Thứ sáu, 07 Tháng 11 2014 13:49
Chẳng cần chờ đến "Ngày thơ Việt Nam" (rằm tháng giêng hàng năm), một cuộc triển lãm rất độc đáo, đậm đà phong vị thi ca – hội họa.
Triển lãm dự kiến kéo dài đến hết rằm tháng giêng, tức là 10-2-2009.
Có mặt trong buổi sáng khai mạc, trong khuôn viên Thiền viện, tôi thấy có khá nhiều đồng nghiệp là những nhà văn, nhà báo quen biết. Các nhà báo đến để tác nghiệp. Các nhà văn, nhà thơ tìm đến dĩ nhiên cũng không phải để tập... thiền, mà là để xem "nàng thơ" tung tăng cùng lá hoa, tre trúc, cùng gốm, sơn mài, tranh thủy mặc, lá bàng khô, đá kiểng, thư pháp...trong một không gian vừa thiên nhiên, vừa được sắp đặt một cách tinh tế. Họ đến để đọc thơ, nghe thơ, để bày tỏ sự tôn vinh vẻ đẹp bất tử của "nàng thơ" giữa ngổn ngang thế sự và muôn vàn nỗi âu lo tương cà mắm muối đời thường... Họ đến chủ yếu còn để râm ran những câu chuyện đầu xuân cùng bạn bè trong không khí lễ hội, khi mai vẫn nở tưng bừng trong màu nắng mật ong sóng sánh và chú Trâu Kỷ Sửu vừa mới đủng đỉnh "chào sân".
Nét độc đáo của cuộc triển lãm này trước hết là ở khởi nguồn của nó. Đây là cuộc triển lãm hoàn toàn tự nguyện và miễn phí. Bá tánh, ai yêu thi ca, xin cứ tự nhiên ghé lại "sân chơi". Người "đứng mũi chịu sào" trong cuộc triển lãm là Đại đức Thích Nhuận Tâm, trụ trì chùa Lá, một người yêu thơ, say thơ rất mực. Cùng chung tay góp sức với ông là một nhóm các họa sĩ Lê Triều Điển, Lê Kiệt, nhà thơ Nguyễn Tam Phù Sa...Khoảng hơn chục người cả thảy.
Không chỉ có thế, nhận lời mời của Ban tổ chức, một số Nhà xuất bản, nhà sách tư nhân, Hội Văn nghệ địa phương... cũng vui vẻ nhập cuộc cùng vị Đại đức thi sĩ. Tổng cộng, có hơn 1000 tác phẩm thi ca đã góp mặt trong "show" diễn này!
Cùng hai NXB Thanh Niên và Văn nghệ TP.HCM, NXB Kim Đồng cũng mang đến triển lãm hơn 150 tác phẩm thơ chọn lọc từ "Tủ sách Vàng" và tủ sách "Thơ với tuổi thơ" đã xuất bản trong những năm qua:
Có rất nhiều người hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà Văn TP.HCM cũng đã tự nguyện gửi tác phẩm đến tham gia triển lãm – điều hiếm khi tôi thấy qua nhiều kỳ "Ngày thơ Việt Nam" được đích thân Hội Nhà văn đứng ra tổ chức ở các địa phương trong nước!
Mới hay, văn đàn quả là... không dễ hiểu. "Chính thống", "chuyên nghiệp" chắc gì đã "bắt nạt" được những "sân chơi" tài tử, nghiệp dư, tự phát?
Trong cách bày tỏ tình yêu với thi ca, có lẽ hội hè nhà văn ở xứ ta còn lâu mới so được với... nhà chùa!
Sau ít phút dành cho lễ nghi khai mạc rất ngắn gọn, ít "kính thưa các loại... rườm rà", người xem vô cùng thích thú được tự mình tản bộ sang cõi thơ bằng những bước chân thản nhiên, thơ thới, nhẹ nhàng, tự do, không cần ai setup, cũng chẳng cần ai định hướng.
Nghệ thuật sắp đặt đã đưa thi ca và hội họa, điêu khắc hòa điệu, quấn quýt với nhau một cách tuyệt diệu trong một "tiểu khí hậu" đẫm chất thiền.
Trong trẻo. Rực rỡ. Dịu dàng. Sững sờ. Ngạc nhiên. Hồi tưởng. Thoát tục... Cứ thế, mỗi bước chân, ta có thể "đi qua" một hoặc nhiều vùng cảm xúc khác nhau.
Những tấm ảnh sau đây được chụp tùy tiện và hoàn toàn ngẫu hứng, không theo một thứ tự sắp đặt nào, mời quý vị ghé mắt xem qua cho vui.
Ngày xuân còn rộng còn dài mà...
Là tù binh tự nguyện chung thân của thi ca, ở đây, lần đầu tiên tôi phát hiện ra rằng "nàng thơ" của tôi không chỉ hiền lành, nhu mì, "Hai Lúa" như tôi hằng tưởng... bở!
Nàng phần phật reo lên trên bức trướng điều treo ngang trời lồng lộng:
Nàng khoan thai duỗi mình trên chiếc chõng tre ngập trong thảm lá bàng khô:
Nàng chấp chới đong đưa cùng tre trúc, lá hoa:
Lúc hớ hênh ngửa mình trên... sọt úp:
Khi lụa là, ngà ngọc bỗng hoan ca:
Lúc leo trèo như "nhất quỷ nhì ma..."
Khi khép nép, quẩn quanh bếp núc
(Nhà Xuất bản Kim Đồng)
Xem video và hình ảnh Vườn thơ tại sân Thiền viện Vạn Hạnh |
* Thày trụ trì Thích Nhuận Tâm cảm tác mừng Ngày thơ |
* Bùi Chí Vinh đọc thơ tình bên gốc mai vàng |
* Không gian thoáng đãng của Vườn thơ |
Nguồn: http://www.nxbkimdong.com.vn/chi-tiet-tin/17-tin-tuc/thoi-su-sach/90618--tho-oi-cung-chay-nhe-.html
Những tin liên quan: