Developed by JoomVision.com

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Những bài thơ, bài viết về thầy cô

PDF.InEmail

Cô giáo tôi

Giờ đây, khi đã là một giám đốc của một công ty khá nổi tiếng về chất lượng hàng hóa cũng như doanh thu. Có được thành công ngày hôm nay, ngoài nỗ lực bản thân, sự động viên của gia đình còn có một người đã gây ảnh hưởng lớn nhất tới tôi đó là cô giáo dạy tôi năm lớp bốn. Nhân dịp ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam, tôi xin kể câu chuyện của mình như một lời xin lỗi trước cô.

Thay tro 2 

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo quanh năm gió bão, lũ lụt. Khác với các bạn khác gắng học để mong thoát khỏi cái nghèo, còn tôi luôn coi đi học là một cực hình bởi vậy tôi thường xuyên bỏ tiết. Mãi 12 tuổi, tôi mới lên được lớp bốn. Năm đó chủ nhiệm lớp tôi là một cô giáo mới ra trường, với dáng người nhỏ nhắn, giọng nói nhẹ nhàng nhưng vô cùng nghiêm khắc cô được cả lớp yêu quý, trừ tôi. Ngày 20/11 sắp tới nhà trường phát động phong chào "Điểm mười tặng cô" các bạn hồ hởi thi đua để đạt thành tích cao nhất còn riêng tôi vẫn "Ham chơi, hơn ham học" nên điểm 6, điểm 7 đối với tôi đã khó, lấy đâu ra điểm 10. Biết lực học của tôi, cô đã cử các bạn học giỏi trong lớp kèm cặp cho tôi tiến bộ. Tất cả cố gắng của cô đều thất bại nhưng cô vẫn không nản.

Một hôm, tôi đang lang thang ngoài cổng trường chờ mấy đứa trốn học như tôi để đi chơi thì gặp cô. Cô khuyên tôi vào lớp và nhắc nhở tội bỏ tiết của tôi và nghiêm khắc nói:

Em có biết việc học của mỗi học sinh là nhiệm vụ hàng đầu không? Được đi học là em đã may mắn hơn rất nhiều bạn rồi vậy mà em còn trốn học. Để ghi nhớ, em hãy vào lớp và viết: "Em đã sai, em hứa với cô lần sau em không trốn học nữa" vào kín 10 tờ giấy, khi nào viết xong đọc trước lớp cho các bạn nghe. Đó là lần đầu tiên tôi bị trừng phạt nặng đến thế, tôi thấy thật sự xấu hổ. Ngồi viết mà lòng tôi dậy lên niềm căm tức cô giáo và nung nấu ý định trả thù cô.

Thứ 7 sau khi sinh hoạt lớp, cô còn hướng dẫn các bạn tập văn nghệ để chuẩn bị cho chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam nên khi cô ra về trời đã sẩm tối. Đường từ trường về tới nhà cô phải đi qua một cánh đồng khá xa, vắng người. Biết được điều đó, tôi đã kiếm một thanh sắt nhỏ mài thật sắc một đầu. Khi cô chuẩn bị về tôi vội lẻn vào nán để xe dùng thanh sắt đã chuẩn bị chọc vào lốp xe đạp của cô. Vì vết chọc nhỏ nên hơi không hết ngay, đúng đến đoạn đường vắng tự dưng cô thấy bánh xe đảo, đạp xe rất nặng. Lúc này, cô mới biết xe mình hết hơi. Cánh đồng rộng mênh mông không một nóc nhà nên cô đành giắt bộ mà cứ nghĩ xe mình bể bánh.

Việc "trả thù" xong tôi về nhà mà lòng lâng lâng, vui sướng. Hôm sau tới trường, tôi không thấy cô đi dạy, chỉ thấy mấy đứa bạn nói với nhau: "Mẹ cô bị ốm đã lâu, hôm qua cô về trễ nên đói quá bà đã đi kiếm đồ ăn không may bị té phải đưa vào viện". Nhà có mình cô, nên cô phải vào viện chăm sóc mẹ. Nghe tới đây tôi thật sự hối hận vì thói ích kỷ của mình.

Ngày hôm sau tôi cùng các bạn vào viện thăm mẹ cô, tôi đã nói hết sự thật về những hành động mình đã làm, mong cô tha thứ và tôi hứa với cô rằng tôi sẽ học thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cô.

Lời hứa đó, tôi đã thực hiện được. Giờ đây có lẽ, cô không còn nhớ tới tôi, vì cô đã dạy biết bao nhiêu học sinh nhưng năm nào gần tới 20/11 tôi đều nhớ về cô với lòng kính trọng sâu sắc nhất. Nếu cô có đọc được bài viết này thì một lần nữa cho học trò này được nói lời xin lỗi trước cô...

Thái Bình

Thầy ơi

Thay tro 1Trời đã cuối thu sắp sang đông, những cơn gió lạnh cứ thi nhau kéo về lạnh lùng làm những chiếc lá bàng cuối cùng cũng dần xa cây. Sân trường thật buồn và vắng lặng. Tiếng lá bàng khô xào xạc hòa với tiếng gió lạnh rít khe khẽ trên những cành cây khẳng khiu trụi lá. Nắng thu vàng vọt yếu ớt xuyên qua những ngọn cây phượng vĩ làm những chú chim non khẽ trở mình vỗ cánh bay vào không gian vắng.

Vào một buổi sáng buồn như thế cách đây ba năm, một tin buồn đã đến với chúng tôi. Cô giáo dạy văn tất tả chạy tới báo cho chúng tôi biết thầy chủ nhiệm và cũng là thầy dạy môn toán của chúng tôi không còn nữa.

Cả lớp bỗng lặng im, không khí ngột ngạt thật khó tả. Không ai tin vào tai mình nữa. Nhiều đứa cố gắng hỏi lại lần nữa xem đó có phải là sự thật không. Lớp học như rơi vào khoảng không vô tận khi cô giáo khẳng định lại lần nữa. Cô nói "Thầy chủ nhiệm của các em bị ung thư phổi giai đoạn cuối nên..." tai tôi như ù đi không nghe thấy gì nữa.

Một tuần rồi thầy không tới lớp. Mấy thầy dạy thay có nói thầy bị bệnh phải vào bệnh viện. Chiều hôm thứ 5 tuần đó nhóm chúng tôi đến thăm thầy. Thầy nằm trên giường bệnh, thấy chúng tôi tới thầy gắng ngồi dậy với giọng vui vẻ nhưng ẩn chứa đầy sự mệt mỏi thầy hỏi:

Mấy đứa đến thăm thầy đấy à?

Dạ, chúng em chào thầy ạ. Chúng tôi lí nhí.

Nhìn thầy mà mắt người nào cũng nhòa đi, mới một tuần thôi mà thầy xanh xao quá, người thầy sọp đi duy chỉ có đôi mắt vẫn sáng đến lạ. Chính đôi mắt đó đã truyền cho chúng tôi những hoài bão về tương lai, tiếp thêm nghị lực cho chúng tôi trong cuộc sống và chỉ cho chúng tôi con đường mà từ đó chúng tôi có thể chạm vào được ước mơ của mình qua từng bài giảng của thầy.

Hình như thầy đoán được những suy nghĩ của chúng tôi qua ánh mắt hốt hoảng nên thầy nói như để trấn an: Các em về nói với các bạn là thầy vẫn khỏe, thầy sẽ sớm lên lớp cùng các em. Thầy còn dặn dò "'Năm nay là năm cuối cấp rồi, các em phải cố gắng tập trung học tập thật tốt để còn thi đại học nữa". Tôi cũng chẳng thể ngờ đó là lần cuối tôi được gặp thầy.

Vậy mà, tôi đang miên man với bao hình ảnh của thầy thì có tiếng nấc gọi thật khẽ "Thầy ơi!" của một bạn nào đó trong lớp đưa tôi về hiện tại. Rồi những tiếng nấc nghẹn lời đó cứ nhanh chóng nhân lên. Con gái đứa nào mắt cũng đỏ hoe, nấc lên không thành tiếng. Bọn con trai chúng tôi thì lặng im với những suy nghĩ mông lung. Lớp học hôm đó không thể tiếp tục. Chúng tôi được nghỉ.

Hôm sau, nỗi buồn vẫn bao trùm lớp học. Các tiết học diễn ra thật nặng nề và chậm chạp. Chẳng đứa nào còn tâm trí để học nữa. Cuối buổi, nhà trường thông báo ngày mai cho chúng tôi được nghỉ để dự lễ tang thầy, buổi học kết thúc.

Sáng sớm hôm sau tôi khoác vội chiếc áo khoác vào người rồi lên xe. Thấy các bạn đã có mặt đông đủ, mặt ai cũng buồn buồn ngơ ngác. Không còn hóm hỉnh cười đùa như mọi hôm nữa.

Xe lăn bánh. Nhìn qua cửa sổ xe ô tô sương sớm còn chưa tan. Xe băng qua những cánh đồng lúa sau vụ thu hoạch trơ gốc rạ. Không gian im lìm buồn đến lạ.

Thay la ngon nenXe dừng. Phải đi bộ cả km mới tới ngôi làng của thầy. Đúng như lời thầy kể, làng của thầy thật bình dị. Mấy ngôi nhà nhỏ lúp xúp đứng dựa nhau trong sương sớm. Rất nhiều học sinh cũ cũng có mặt trong đám tang của thầy. Lớp tôi được ưu tiên vào viếng thầy trước. Lớp xếp thành 2 hàng đi vào chậm chậm. Đứng trước linh cữu của thầy, đưa mắt nhìn lên tấm hình thầy không hiểu sao nước mắt tôi tuôn rơi. Có gì đó xót xa, và nghẹn đắng trong lòng.

Xe tang chậm chậm đưa thầy về nơi xa lắm. Nơi đó, chúng tôi sẽ chẳng bao giờ được thấy thầy nữa. Mặt đường quê nắng thu nhuốm màu buồn vàng úa, gió cuốn những đồng tiền vàng bay xa xa dần. Đồng quê thật yên bình và tôi tin thầy cũng sẽ được bình yên nơi xa xôi ấy. Chúng tôi ngậm ngùi bước lên xe, không ai bảo ai nhưng đều đồng thanh gọi "THẦY Ơ I I I.......!"

Phải mất cả tuần lớp mới trở lại bình thường được. Nhưng đứa nào cũng quyết tâm rất cao. Tự hứa với lòng mình sẽ không phụ lòng mong đợi của thầy, sẽ hoàn thành con đường ước mơ của mình - ước mơ mà thầy đã hướng chúng tôi tới, ước mơ mà thầy đặt vào chúng tôi.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, kỳ thì tốt nghiệp đã qua với kết quả đậu 100% rồi kỳ thi đại học lại đến. Bạn nào cũng cố gắng học và phấn đấu để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi đại học sắp tới. Đứa, ước mơ được làm bác sỹ, kỹ sư hay cử nhân. Còn riêng tôi lại ước thi đỗ vào đại học sư phạm để được như thầy lái những con đò tri thức qua sông dẫu biết rằng không phải lúc nào sông cũng phẳng lặng, bình yên.

Bây giờ ước mơ của tôi đã thành sự thực, trong những dịp hè hay nghỉ tết là chúng tôi lại trở về bên thầy để được thấy cánh đồng quê gió lộng, tiếng chim hót rộn ràng và kể cho thầy nghe những vui buồn trong cuộc sống, những khó khăn mà mình gặp phải. Thầy không còn cho chúng tôi những lời khuyên được nữa nhưng đứa nào cũng thấy thật thanh thản.

Nhân ngày 20-11 năm nay tôi muốn viết mấy lời tri ân gửi đến thầy, người luôn trong trái tim tôi và trong trái tim của 53 học sinh lớp 12C3 trường THPT.... bây giờ và mãi mãi. Đâu đây vang lên lời bài hát "Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trên giấy...." thật ý nghĩa làm sao.

Vũ Thị Thắm

Về nguồn

"Đêm khuya thầy chưa ngủ
Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn
Ơn tình thầy bao la
Bát ngát như rừng hoa"

Tiếng hát của ai đó thánh thót vang đều trong đêm khuya làm tôi xót xa nghĩ đến thầy cô "Đồng Khánh trường tôi". Ai mang cho tôi tiếng hát tình thương? Chính thầy cô đã chắp cánh cho tôi bay xa, đến những chân trời tươi sáng tuyệt vời .Tôi có được ngày hôm nay, con cái thành đạt, chính là nhờ công lao dạy dỗ của thầy cô Đồng Khánh nơi chốn Huế đô.

Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo truyền thống đó được kế tục, duy trì từ ngàn xưa cho đến nay và mãi mãi về sau, bởi lẽ nó là tình cảm trân trọng nhất khi nghĩ về người thầy. Ông cha ta ngày xưa thường nói: "Quân, Sư, Phụ ", "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Thật vậy người thầy có vai trò to lớn trong sự thành đạt của trò. Vì thế, khi bàn về vai trò to lớn của người thầy, nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: "Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy".

Nghề dạy học như người lái đò đưa khách sang sông, cứ thế và cứ thế, ngày lại ngày qua từng chuyến đò đưa từ thế hệ này sang thế hệ khác "Phận làm chèo khua nước mênh mông. Khách đi rồi thuyền quay trở lại".

Ngay nha giaoXa trường ba bảy năm rồi, ngược xuôi trên dòng đời xuôi ngược, lòng tôi luôn hướng về trường xưa thầy cũ. Bên tai tôi như còn vang vọng bài học năm nao về lòng biết ơn "Con ơi! phải kính yêu thầy giáo con. Hãy yêu thầy vì thầy đã mở mang trí tuệ và giáo hóa tâm hồn cho con. Rồi đây con sẽ trưởng thành, thầy cùng cha sẽ không còn trên cỏi đời này nữa. Lúc ấy con sẽ thấy nét đau đớn và lao khổ trên mặt thầy làm cho con phải cực lòng. Hãy yêu thầy như cha, yêu thầy khi thầy vui và cả lúc thầy buồn và bao giờ con cũng phải đọc tiếng "thầy" một cách trân trọng vì sau tiếng "cha" là tiếng "thầy" là tiếng đẹp đẽ nhất mà một người đem tặng một con người khác". Bài học làm người làm tôi nhớ mãi, cũng là hành trang cho tôi bước vào đời. Chính thầy cô đã thông qua dạy chữ để dạy người và tôi đã học tập nhiều bài học đạo đức, đạo làm người ở thầy cô để giáo dục con cái thành người .Thầy cô ơi con nhớ mãi chính ngôi trường Đồng Khánh đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước. Hôm nay nhân ngày Nhà giáo Việt Nam cho con gởi chút tâm tình của đứa học trò xa quê, kính cẩn dâng lên thầy cô với tấm lòng trân trọng, kính nhớ và biết ơn. Chắc chắn rằng không phải tự nhiên mà có được ngày hôm nay. Đã một thời con được thầy cô dìu dắt , có những người thầy của chúng con tóc đã hoa râm nhưng vẫn miệt mài bên trang giáo án .Vì ai? Vì lý tưởng nên thầy vẫn miệt mài. Cũng có những người thầy đã nghĩ hưu xa rời bục giảng, cũng có những người thầy đã ngủ yên dưới lòng đất mẹ đau thương cho con kính cẩn dâng lên hương hồn các thầy cô đã ra đi vì sự nghiệp trồng người... các thầy ơi! Các thầy đã về với cát bụi vĩnh hằng, xin xác thầy hãy thanh thản ra đi,chúng con xin vĩnh biệt những người thầy tài hoa, niềm tự hào cho xứ sở quê hương.

Nơi xa xôi hẻo lánh này con luôn nhủ lòng: Xa Huế rồi, tự nhủ sẽ về thăm, thế mà...

Thầy ơi! khuya rồi không gian yên ắng, tiếng côn trùng than khóc trong đêm trường, lòng con lại quay quanh vùng thương nhớ... Chao ơi! mới đó đã ba bảy năm. Thưa thầy hãy tha lỗi cho đứa học trò phương xa kiếm sống này thầy nha.

Con vì cuộc sống ở đời
Xa xôi cách trở, không lời hỏi thăm
Mình con ở chốn xa xăm
Mưu sinh tệ quá! Biệt tăm tháng ngày
Thầy ơi! Những phút giây này
Con nghe như có tiếng thầy về thăm

Xa rồi những ngày cắp sách, xa rồi những ngày bên thầy cô bạn bè nơi cố đô yêu dấu nhưng giọng thầy còn ngân xa vang mãi.

"Nghe tiếng thầy còn vang
Nghe giọng nói nghiêm trang
Mà lời sao êm ấm
Cao cao vượt núi ngàn"

Thầy cô ơi! Nơi vùng cao đất đỏ của tỉnh lẽ này cho con gởi một chút tâm tình về với thầy cô còn hiện hữu hay đã khuất. Chính thầy cô là những "Kỹ sư thiết kế vạn tâm hồn", những người đi gieo mầm ươm hạt giống cho đời, thầy cô mãi mãi là suối nguồn yêu thương, tưới mát, chắp cánh cho chúng con bay xa... bởi một điều đơn giản "học phí có thể trả bằng tiền, công ơn thầy cô thì không gì trả nổi". Cho con gọi mãi hai tiếng "Ơn thầy" .

NTB

 Thay thu phap

Tóc thầy bạc trắng

Nghe tin thầy bệnh hôm rày
Thương thầy con cứ ngày ngày ngóng trông
Công lao thầy đã vun trồng
Cho đàn con dưới trường hồng thưở nao
Thầy ơi mới đó hôm nào
Chung vui họp mặt thầy chào hỏi thăm
Từ xa, lòng cứ xa xăm
Trách mình xuôi ngược biệt tăm tháng ngày
Để rồi họp mặt hôm nay
Gặp thầy mà xót xa thay cuộc đời
Thời gian vật đổi sao dời
Tóc thầy bạc trắng, nghẹn lời rưng rưng
Thầy ơi! biết có bao lần
Hỏi thăm bè bạn ân cần thầy xưa
Lớp mười A, một chiều mưa
Lời thầy giảng dạy say sưa một mình
"Không gian hình học" môn hình
Thầy xoay nét phấn vẽ hình đẹp ghê
Bây chừ thầy bệnh "hôn mê"
Con nghe tin ấy lòng tê tái lòng
Ngày đêm con vẫn cầu mong
Cho thầy khỏe lại vầng đông rạng ngời
Để con thấy lại nụ cười
Hiền hòa, thân thiện của người thầy xưa
Nghe câu hát mãi đò đưa
Chạnh lòng nghỉ mái tóc thưa của thầy
Nhớ ngày họp mặt sum vầy
Nhìn tóc thầy bạc, cay cay mắt buồn.
(Thương kính gởi thầy Vĩnh Quế)

Trầm Mặc

Bất ngờ một nụ hôn

Bất ngờ một nụ hôn
Em trao thầy rất vội
Thầy nhìn em bối rối
Khách người ta đang nhìn

Bất ngờ một nụ hôn
Trong chia ly nước mắt
Tình thầy trò thắt chặt
Bó hoa em vừa trao

Cô lớp trưởng tinh nghịch
Mến thầy và mến cô
Đôi mắt tròn nũng nịu
Dõi theo thầy giảng bài

Ngày thầy về đã đến
Giờ thực tập đã xong
Xe ca đậu ngoài ngõ
Thầy chia xa các em

Lớp tiễn thầy nước mắt
Lớp tiễn thầy bó hoa
Tình thầy trò thắt chặt
Bỗng đâu em yêu thầy

Bất ngờ một nụ hôn
Em trao thầy rất vội
Tất cả em học sinh
Phá lên cười thỏa thích
Mắt vẫn nhòe hàng mi.

Nguyễn Văn Thông

Lời cho em cô giáo vùng cao

Em ạ.
Làm cô giáo vùng cao, em đừng sợ gian nan cực khổ
Có gian nan, nên anh thương em năm tháng, miệt mài
Không phải vì tiền
Chẳng phải vì danh
Đời đạm bạc, nên em làm cô giáo.

Em ạ
Những ngày mưa đến
Bùn vướng gót son
Chân lấm bùn, em vào lớp dạy
Dõi nhìn theo, anh bỗng cất tiếng ca
Cô giáo vùng cao, bài ca sư phạm
"Ơ rừng núi vọng về, tiếng đàn em đàn chờ đợi ai ".

Em ạ.
Anh thương
đời em thầm lặng
một mình nơi xứ lạ quê người
Những đêm khuya cùng trang giáo án.

Em ạ
Làm cô giáo vùng cao
ngại chi mùa mưa đất đỏ
Mưa mùa này cho mùa sau hứa hẹn
Bình Long mình sẽ đổi mới em ơi .

Anh yêu vùng cao, miền quê đất đỏ
Yêu mưa, yêu trường, yêu đàn trẻ nhỏ
Như tháng ngày anh đã yêu em.

TRẦM MẶC

You are here: Home Văn hóa - Nghệ thuật Những bài thơ, bài viết về thầy cô
Green Blue Orange Back to Top