Developed by JoomVision.com

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chuyện "cổ tích" về cô gái sinh viên hiếu hạnh

PDF.InEmail

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu:

Chuyện "cổ tích" về cô gái sinh viên hiếu hạnh

(PGVN) Mẹ em sinh năm 1950, tuổi cao và hiện tại đang bị suy thận, tình trạng bệnh đang rất nan y do hoàn cảnh quá nghèo.

Xuân là một đứa con gái nghèo, nghèo về mọi thứ, sinh ra và lớn mà em chưa từng biết thông tin về người cha của mình. Em chưa bao giờ được sống trong sự thương yêu của cha, đó là cái thiệt thòi lớn nhất của em.

Nhưng vẫn may mắn thay vì bên em vẫn còn có mẹ, được sống trong tình thương yêu của người mẹ tuổi đã cao. Em tên là Xuân, 21 tuổi và đang học năm 3 tại trường Đại học Sư Phạm 2 ở Xuân Hòa, Vĩnh Phúc.

Ngày mẹ em chưa bị bệnh, hai mẹ con kiếm đồng ra đồng vào nhờ đi hái nhài thuê, nhiều hôm mẹ ốm, một mình em đi hái thuê từ 1h chiều tới 7h tối mới được về, sẽ chẳng ai thích ra đường giữa trời nắng 37, 39 độ, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ phải chấp nhận điều đó.

Hết vụ lúa, thì mẹ em thường đi cắt rau muống tím, rau mà người ta hay cho lợn, rồi mang ra chợ bán, thật ra vì thương mình nên họ mua về cho lợn chứ họ ăn gì rau đấy, kiếm được khoảng tầm 10 ngàn đồng mỗi lần đi bán. Ngày ngày miệt mài bên đồng áng, ngày thì đi cắt cỏ lúa, ngày đi hái nhài thuê, nhiều nhà họ bỏ đất hoang không làm ruộng, mẹ em mượn rồi trồng thêm đỗ, thêm khoai... Vậy nên nhiều lúc mệt quá, không thở được, không thấy đau ở đâu chỉ thấy mệt, cứ tưởng là mệt mỏi do làm nhiều, nên mẹ em không chú ý tới sức khỏe và không biết rằng mình đang mang bệnh.

Một ngày nọ, chân bên phải của người mẹ bắt đầu bị sưng lên, người ta bảo mẹ em bị khớp, em cũng tìm tòi và nghe người ta đi lấy lá lốt về đắp nhưng không giảm, em đưa mẹ đi tiêm với mức giá là 150 nghìn/mũi, thì lập tức 15 phút sau chân trở về bình thường. Một thời gian sau thì cả 2 chân đều bị sưng và người ta bảo tiêm nhiều sẽ bị giòn xương. Sau đó, em đưa mẹ đi khám tổng thể, bác sĩ bảo mẹ em bị bệnh thận. Ở viện họ phát cho mẹ em rất nhiều thuốc, khi về nhà uống thì mẹ em bắt đầu thấy mệt hơn, nôn thốc nôn tháo, không ăn, không ngủ được, em lập tức đưa mẹ đi viện.

Khi tới bệnh viện mẹ em phải cấp cứu, rồi em ở ngoài chờ nghe kết quả. Lúc đó chỉ có một mình em, một sự tủi thân bắt đầu len lỏi vào trong trái tim nhỏ bé, không bạn bè, không người thân họ hàng, chỉ biết nhắn tin cho cô giáo của mình "cô ơi mẹ em đang cấp cứu, có một mình em, em thấy cô đơn quá cô ạ".

Những ngày mẹ em nằm ở viện là những ngày em vất vả nhất, vừa phải đi học vừa phải chăm mẹ, vừa phải đi làm và phương tiện duy nhất là chiếc xe đạp cũ và xe bus công cộng.

Hinh mimh hoa 1

Những câu chuyện buồn ở bệnh viện

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, bệnh tình của mẹ em ngày càng tăng, 4 tháng trời mẹ em phải nằm giường, không thể tự đi được, bác sĩ thì mãi không tìm ra thuốc để chữa, mãi sau đó thì có một vị bác sĩ đã tìm ra thuốc cho mẹ em dùng. Em nói bác sĩ đó tốt lắm, nhờ có bác sĩ trẻ mới vào mà mẹ em có thể tự di chuyển được sau 4 tháng nằm, nhiều lần cũng chính bác sĩ thay đồ nghề cho mẹ em khi mẹ em đặt ống dẫn nước tiểu, trong khi việc làm đó không phải của bác sĩ, cũng chính bác sĩ mời những người bạn của bác sĩ tới khám cho mẹ em và còn dặn là không lấy tiền của em, anh bị kiểm điểm vì nhiều lần xin mổ cho mẹ em, nhiều lần em nghe loáng thoáng bác sĩ trưởng khoa mắng anh vì mẹ em yếu có thể chết ngay trên bàn mổ...

Vì bệnh tình của mẹ em mãi không tiến triển, uống nhiều thuốc, dùng nhiều cách mà vẫn không khá, nên nhiều lần khi xếp sổ khám bệnh, tất cả các bác sĩ thấy mẹ em ngồi trong phòng khám là luôn tỏ ý tránh, tới lượt thì để sang một bên, bỏ qua mẹ em, để cuối cùng họ gọi mấy bác sĩ thực tập mới tới khám qua qua rồi thôi, có lần thì họ chờ cho bác sĩ trưởng khoa khám, nhưng bác sĩ trưởng khoa cũng tỏ ý tránh khám.

Em nói có lần lên lịch mổ cho mẹ em rồi, thứ 5 mổ thì thứ 4 em tới hỏi xem cần thủ tục gì không, thì hôm tới bác sĩ nói: Mai mẹ cháu sẽ đặt máy xông. Không hề đề cập tới lịch mổ. Em buồn và ức, em nói dường như họ lên cái lịch đó chỉ vì muốn xoa dịu bớt dư luận, là tại sao bệnh nhân này nằm lâu thế mà chưa được mổ, và có lẽ, họ chưa bao giờ nghĩ sẽ đưa mẹ em lên bàn mổ.

Khi cùng cực thì có lẽ con người mới là chính mình, họ suy nghĩ thấu đáo hơn. Qua việc đó, chính em đã nói lên rằng: Bác sĩ thì phải là người có tâm thực sự họ mới giúp mình, chứ chỉ vì họ đi làm để mưu sinh thì thật khó... Có nhiều bác sĩ tốt nhưng cũng có nhiều vị bác sĩ vì công việc nên đối với các ca khó, nguy hiểm, những gì liên quan tới chức vụ và địa vị của họ thì họ thờ ơ, trốn tránh...

Dù nhà rất nghèo nhưng em học rất giỏi và chăm chỉ. Ngày đi học, em chỉ nghĩ là em sẽ học tới lớp 9 rồi nghỉ học đi làm ở các khu công nghiệp để có khoản cho mẹ đỡ vất vả. Nhưng rồi bất ngờ điểm thi đầu vào lớp 10 của em rất cao. Những ngày đám bạn gần đi học, em suy nghĩ rất nhiều, tiêu cực có, tích cực cũng có, nhất là lo tiền đóng có nhiều không? Em quyết định ra đăng ký thì bất ngờ em được vào học lớp chọn của trường.

Cuộc sống cũng không mấy vui khi em quyết định đi học, ngày đi học thì chúng nó chỉ đến với mình khi mình giỏi môn này môn kia, mục đích chỉ là để hỏi bài... chúng nó cũng chẳng chơi với mình vì mình nghèo. Nhưng vì mẹ, em cô gắng học tập, không quan tâm tới mấy chuyện đó, cả cuộc đời mẹ vất vả nuôi mình khôn lớn, hứa với lòng phải thương mẹ, bởi vì chính em đã nói với tôi rằng "sẽ chẳng có ai tốt và bảo bảo vệ mình hơn mẹ".

Ngày tôi tới gặp em, cái nhìn bề ngoài đầu tiên của tôi là ngôi nhà rất khá với các cánh cửa gỗ và mái tôn xi măng, nhưng khi đi vào nhà thì lụp sụp hơn bao giờ hết. Nền nhà thì lún, căn nhà chẳng có gì ngoài chiếc giường ổn và vững, có bộ bàn ghế cũ và cái tủ ọp ẹp, chắc là nhà ai đó không dùng nên họ cho, cho đến sách vở, đồ đạc, tất cả mọi đều thứ để trong một gian đó. Tôi thật sự xin lỗi, khi phải nói rằng nó giống như một cái kho vậy.

Năm 1985, nhà em được người ta cấp đất nên hai mẹ con mới có mảnh đất sinh sống tới bây giờ, ngôi nhà hiện tại cũng do người ta xây và hỗ trợ, gọi là ngôi nhà nhưng chỉ có mấy mét vuông chặt hẹp. Người ta xây xong được một tháng thì mưa, dột nước đầy nhà, chưa được một năm thì nền nhà bắt đầu lún, chỗ thấp, chỗ cao, những ngày mưa thì tạo thành cái bể bơi mini. Chính vì cái nhìn bề ngoài đó, mà ngày em đi học lớp 9 em không được nhận học bổng, khi cô giáo tới đúng lúc hai mẹ con em đã đi hái nhài thuê, nên cô giáo không gặp được mẹ và suất học bổng đó dành cho một bạn khác.

Ngày đi học cấp 3, em đi học thì có chính quyền hỗ trợ cho những bà mẹ đơn thân nuôi con ăn học, cũng khoảng 180 nghìn/tháng. Trên trường thì ngày ngày mỗi giờ tan học em ở lại quét lớp, nên tiền học được giảm một nửa, nhà có một sào lúa, nhưng để có tiền thì nhà em lại mang đi bán, thóc cũ của vụ trước thì để dùng.

Ngày lên đại học thì em đi dạy thêm Toán, nhưng cũng không được mấy, vì lúc thì học sinh kêu ốm, kêu nhà có việc... khi nhà chủ biết nhà em khó khăn và còn đang chăm mẹ ốm, thì họ đồng ý cho em ứng trước một khoản để lo lệ phí cho mẹ.

Ai giới thiệu em đều đồng ý làm, chạy ngược chạy suôi, học ở Vĩnh Phúc nhưng khi có giờ dậy em lại bắt xe ra ngoài Hà Nội để dạy, rồi dạy xong chạy qua chăm mẹ, thiếu đồ em lại bắt xe về nhà lấy... chính hoàn cảnh đã ảnh hưởng một phần tới cuộc sống của em, giúp em mạnh mẽ và biết vươn lên.

Chính như tôi ở địa vị của em, chắc gì tôi đã làm được như em, vừa đi thi, vừa đi chăm mẹ, vừa đi dạy, vừa đi làm đồng, mùa vụ lúa vừa rồi mẹ ốm, một mình em đi cấy, nhà người ta có 1 sào một ngày là xong, còn em thì 20 ngày/1 sào mới cấy xong, vậy nên lúa nhà người ta gặt được thì nhà em mới lên đòng, rồi sắp tới lại tự mình đi thu hoạch... Cuộc sống vất vả, một mình em chạy ngược chạy suôi, em nói cũng mệt, nhưng nhà chỉ có hai mẹ con, và chính nó đã giúp em thấu hiểu ngày trước mẹ em vất vả ra sao để nuôi em ăn học.

Họ hàng thì không giúp em được mấy, khi họ nghe bệnh của mẹ, họ cũng không mấy muốn giúp vì cần phải rất nhiều tiền mới chữa được, nhà em nghèo họ nghĩ mai này em không trả họ được, nên nhiều khi trong cuộc sống họ muốn vùi dập cuộc sống như em, họ thấy em khó khăn họ cũng xa lánh dần. Nhiều khi ngồi một mình, em nghĩ lung tung, cuộc sống này chỉ sợ nhất là tất cả mọi người bỏ rơi mình...

Vì thiếu tiền chữa cho mẹ, nên nhà em phải vay ngân hàng. Thế đấy, vừa lo bệnh của mẹ vừa phải lo các khoản nợ, tiền học bổng của trường của em cũng không đủ cho viện phí của mẹ... Thương em quá, một người ham học biết vươn lên, biết thương mẹ, "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Rồi mọi chuyễn sẽ bình yên thôi, cố lên em nhé, cô gái hiếu thảo, kể về em mà như kể về một câu chuyện cổ tích có thật.

Diệu Minh, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

You are here: Home Văn hóa - Nghệ thuật Chuyện "cổ tích" về cô gái sinh viên hiếu hạnh
Green Blue Orange Back to Top