Năm năm...

In

Viết bởi Administrator Thứ tư, 17 Tháng 12 2014 08:05

Gia dinh"Mẹ ơi! gom hết quần áo cũ bỏ hoặc cho ai đi, để chiếm diện tích nhà quá, nhà đã chật chội rồi mẹ cứ mang về hết thứ nọ đến thứ kia. Mà dì Thu cũng kỳ thật quần áo cũ mèm cứ mang cho mẹ. Mỗi tháng lĩnh lương mẹ may một bộ mà mặc nha mẹ". Nhìn con tôi nói thật khẻ ". Con không được quyền xúc phạm tới dì Thu nghe chưa, kỳ với cục gì chứ?. Cũ của dì Thu là mới của mẹ đó con! Vừa trả lời với con gái miệng tôi nở nụ cười. Cười cho số phận mình đã trót làm thân góa bụa từ mùa Noel năm ấy. Không phải tôi sắm không nổi quần áo mới để mặc vì đồng lương hạn hẹp, vật giá ngày một leo thang. Phải chi phí đủ mọi thứ trong nhà. Tất cả đè nặng trên hai vai nên khi chi tiêu mua sắm tôi rất thận trọng. Nhưng với con, tôi không hề tiếc bất cứ một điều gì, miễn là con tôi được vui và thỏa mãn với bạn bè đó là điều làm cho tôi hạnh phúc.

Tại sao? Tại sao con không hiểu cho mẹ vậy con?. Tôi vẫn thường độc thoại mỗi lúc chiều về hay lúc nửa đêm thậm chí có lúc rơi nước mắt mà không hay mình đã khóc. Số phận không may mắn nên mẹ mới ra nông nỗi như vậy đó con à! Ba con đã bỏ mẹ con ta về bên kia thế giới. Bao nhiêu tiền bạc dành dụm buông ra hết với hy vọng mỏng manh giành lại sự sống cho ba, để rồi đáp lại một thân xác cứng ngắt nằm vào cổ áo quan ngay ngày đầu của tháng 12. Mẹ hụt hẫng và đau đớn đến chừng nào vì lúc ấy con mới vào đại học được ba tháng.

Sự lo lắng lại nhân đôi nhưng mẹ vẫn mỉm cười vì mẹ hy vọng ở nơi con. Nhớ lại, lúc con vừa được 3 tháng tuổi ba và mẹ bế con về thăm ông bà ngoại. Trên xe đò bác tài xế bóp còi vì tránh chiếc xe bên cạnh, con giật mình khóc thét lên ba con nóng cả ruột gan. Từ hàng ghế cuối cùng của chiếc xe ba mon men đi lên phía trước, hai tay vịn vào thành ghế bên trái lẫn bên phải, để làm gì con biết không?. Ba nói "Bác tài ơi! Đừng bóp kèn nửa để cho con tôi ngủ". Lúc ấy, có một người đàn ông trạc tuổi bằng ba nghe được nạt ba thật lớn "Thằng cha này có bị tóc kê không vậy? xe đò phải bóp kèn chứ". Ba im lặng cúi đầu trở về vị trí cũ ngồi và bảo mẹ cho ba bế con. Lúc ấy mẹ nhìn ba, hai tay ba ôm con vào lòng và áp sát con vào lồng ngực như để truyền sức mạnh cho con khỏi giật mình mỗi khi có tiếng còi xe.

Me con 1Lúc ba còn sống, ba thường nói với mẹ "Con của mình, số nó cũng hên lắm phải không em?. Mẹ hỏi lại hên gì vậy anh?. Ba con bảo tiếp. Lúc ở mẩu giáo con nó bảo với anh". Ba ơi! Con muốn được vào lớp 1 trường Nguyễn Văn Trỗi. Cấp 2 con muốn vào học trường Trần Văn Ơn. Cấp 3 vào trường Phú Nhuận. Còn lên đại học con không giám hứa chắc con đậu, vì đậu đại học khó lắm phải không ba?. Ba điều ước của con giờ đã thành hiện thực. Mẹ còn nhớ, trước khi đi thi con bảo mẹ "Mẹ ơi! Cho con ăn mì gói được rồi, thi về xong ăn ngon ngon chút cũng được vì con lo lắng quá không biết làm được bài hay không?". Mẹ bảo không sao đâu con "Con yên tâm đừng căng thẳng quá. Hành trang đi vào đời không chỉ có tấm bằng đại học mới thành công, con còn trẻ tương lai phía trước đang chờ nếu con biết vươn lên bằng chính đôi tay của mình". Khi con bước vào cổng trường Võ Thị Sáu dự thi. Mẹ chưa dám quay xe đi về, dõi mắt nhìn phía sau lưng con trong bộ quần áo thể dục màu xanh dương có ghi hàng chữ phía sau "Trường Phú Nhuận".

Mẹ quay về trong tâm trạng lo lắng không kém gì con. Mẹ lại độc thoại một mình "Lạy trời phật, ơn trên cho con tôi làm bài được".

Trời không phụ lòng mẹ và con cuối cùng một lần nữa con đạt được ước mơ của mình. Gia đình nội, ngoại, cô dì chú bác rất vui vì tin tốt lành mang lại. Hạnh phúc nhất là ba với mẹ. Mặc dù con chưa làm lễ tốt nghiệp nhận bằng nhưng con có việc làm ba tháng nay tại quận 3. Hoàn cảnh khó khăn quá nên mẹ không mua cho con mình một chiếc xe để đi. Mẹ thật sự áy náy trong lòng và tự trách mình đủ chuyện. Lại lẩm bẩm một mình "Tôi xứng đáng làm mẹ hay không? Buổi sáng con đi làm bằng xe ôm, buổi tối mẹ đón về. Có lần vì sợ kẹt xe nên mẹ đến sớm 15 phút. Ngồi ở hành lang gần Siêu thị Coop Mart, đợi con ra cùng về.

Lúc về nhà con tôi bảo với tôi "Mẹ ơi! Nhìn mẹ trông khổ và tội nghiệp quá! Mẹ đón con nên ngồi trên xe ấy! đừng ngồi ở hành lang, làm mất nét trí thức của mẹ và mất hình tượng trong con"! Tôi giật mình, trố mắt hỏi con "Con nói như vậy là ý gì? Hình tượng người mẹ trong con phải như thế nào? Trả lời cho mẹ nghe đi vì mẹ không có bộ quần áo đắt tiền để đón con, nên con sợ mọi người nhìn vào và bảo: Sao mẹ bạn nhà quê quá phải không con?".

Mẹ của con như vậy đấy. Mẹ sống đơn giản, thầm lặng vì chung quanh mẹ còn đầy rẫy những người thiếu ăn, không đủ mặc. Con phải nhìn xuống con nhé. Ngày nay con có chút thành công trong công việc, con phải hiểu rằng mồ hôi của mẹ từng thấm đẫm hai vai, mười ngón tay chai và lưng mẹ bắt đầu còng xuống rồi đó. Sống phải tiết kiệm, đừng nên phung phí. Đồng tiền làm ra bằng chính sức lao động từ khối óc và đôi tay của mình mới mang lại hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc sống. Tạo hóa sinh ra nhân loại, ba mẹ cho con hình hài trong đó co huyết thống của ba và mẹ cộng lại. Dù mẹ có đi và ngồi ở nơi đâu và mặc những bộ áo quần cũ của dì Thu cho mẹ con không nên nói với mẹ những lời như vậy nha con. Bộ quần áo sang trọng bên ngoài đôi khi nó là tấm bình phong che đậy những điều dối trá bên trong. Xã hội hôm nay, địa vị càng cao sự lọc lừa xảo quyệt càng nhiều. Đôi khi thấy như giả mù, nghe như giả điếc chẳng thèm nghe. Thế đó con!.

Tuổi mẹ cao, sức khỏe dần dần yếu. Mai này con trưởng thành thêm chút nữa con lập gia đình rồi có con, chừng ấy con thấy ba mẹ thương con đến chừng nào. Khi con hiểu ra chắc gì mẹ còn ở bên con.

Những gì mẹ nói, nói hết rồi mong con hiểu mẹ con nhé...

Dem noel

 Ảnh minh họa (Internet)

Suy nghĩ mãi chiều về tự lúc nào tôi không biết, khi giật mình nhớ lại sắp đến ngày giỗ của anh. Tháng 12 là tháng với tôi có nhiều kỷ niệm. Cứ đến Noel anh chở mẹ con tôi từ Phú Nhuận đến nhà thờ Đức Bà, dọc đường Hai Bà Trưng bày bán những cây thông trong những bóng đèn chớp tắt đủ màu hòa quyện vào nhau càng ngắm càng thấy thích.

Mùa giáng sinh 2009 là năm cuối gia đình tôi được ở bên nhau. Thế mà đã 5 năm rồi, tôi cứ tưởng như mới hôm qua vì trong tôi luôn thương yêu và trân trọng tình nghĩa vợ chồng dù anh đã ra đi. Ở một nơi nào đó thật xa tôi mong anh nhìn thấy được sự yêu thương và dạy bảo con gái trưởng thành từng ngày. Có lẽ anh ngậm cười nơi chin suối...

KIM HOA