Developed by JoomVision.com

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn Chùa lá gò vấp - Trung tâm thiện nhơn

Tôi đến với Truyền thông Phật giáo

PDF.InEmail

Truyen thongCòn nhỏ tôi đã có nhiều ước mơ, mình thật giàu để giúp người nghèo khổ, lớn lên thích làm báo. Rồi lời cầu nguyện trở thành sự thật. Tôi có việc làm yêu thích, được nhiều người thương mến, trợ giúp. Cùng với những năm dài làm việc, tôi tận dụng khả năng của mình để làm công tác xã hội. Từ đó, tôi đến với chùa chiền nhiều hơn. Giúp được một người vượt qua khó khăn, có nhà ở, nước sạch, gạo, thực phẩm và tiền trị bệnh là tôi về ngủ giấc thật ngon. Trang web của Phật giáo tạo cơ hội cho tôi đến gần với giáo lý nhà Phật, để tâm tôi thực sự trong sáng và lòng thực sự an nhàn..

Bước vào đời sống viên chức nhà nước từ thời kỳ bao cấp, chưa được 20 tuổi. Tôi hồn nhiên và cũng đầy mơ ước, nhìn những cô phóng viên trong bộ com - lê với dáng điệu cử chỉ thật "oai", phỏng vấn những câu ngắn gọn mà đủ ý. Tôi nguyện nếu mình được giao công việc nầy, sẽ cố gắng làm thật tốt. Thế nhưng...

Khi nộp đơn vào cơ quan văn hóa thông tin một huyện miền biển, vài ngày sau tôi lại có thư mời, vì được sếp chấp nhận mà công việc là phát thanh viên. Tôi ngẫm nghĩ

-Cũng được thôi, từ từ rồi sẽ phát huy khả năng của mình.

Thế là, tôi thường xuyên nghe giọng đọc của các phát thanh viên của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, qua những chương trình thời sự, kể chuyện đêm khuya, để cảm nhận ở mỗi thể loại đọc như thế nào? Tự mình rút kinh nghiệm và mỗi lần ngồi ở phòng thu, thì chính trưởng đài là người chỉnh sửa từng đoạn, từng câu để tôi hoàn thiện giọng đọc của mình. Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là lúc học ngoại ngữ, Thầy tôi (người từng dạy tôi môn Văn thời trung học) nói:

-Mỗi sáng nghe giọng đọc của em, cứ tưởng là phát thanh viên chuyên nghiệp...

Tôi lí nhí cảm ơn Thầy, cứ xem là sự khích lệ giúp cho tôi tiến bước cao hơn.

Sau đó, tôi được chọn đi học lớp tập huấn phóng viên biên tập, ở đài Tỉnh. Bắt đầu cho công việc yêu thích đây rồi. Tôi chăm chú lắng nghe từng lời giảng về khái niệm tin – bài, cách phát hiện đề tài, khai thác và lối viết sao cho thu hút người nghe, người xem qua những cấu trúc thích hợp. Tôi được sếp chú ý nhiều hơn bằng bản tin đầu tiên, ít chỉnh sửa, kèm theo câu khích lệ.

-Em viết được đó, cố gắng lên.

Cho đến giờ tôi vẫn lưu bản tin của một người chị, người bạn nay lại có duyên cùng là Phật tử đến chùa.

-Em đọc Bài cảm nghĩ về ngày nhà báo nghe xúc động quá. Em viết hả ?...

Với hai nhiệm vụ, vừa viết tin vừa đọc đã giúp cho tôi thấy trách nhiệm của mình như thế nào? Vì thế, tôi càng phải gò nắn từng câu chữ, cho bản tin ngắn ngọn mà vẫn chuyển tải hết nội dung. Rồi khi đọc, nhấn nhá từng đoạn, câu quan trọng để thính giả hiểu nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Tôi luôn lắng nghe sự phản hồi của mọi người, để công việc mình được tốt và chính nhờ vào những nỗ lực của bản thân cộng với sự quan tâm của các vị lãnh đạo, tôi được bổ nhiệm giữ chức vụ phó đài năm tôi 24 tuổi, quá trẻ so với thời bấy giờ . Có lẽ tôi nhỏ tuổi nhất trong số người được thăng chức lúc ấy. Thế nhưng tôi về cất quyết định vào tủ, mãi đến 10 năm sau bà con thân tộc mới biết tôi có chức vụ., (tôi không giống một số người vừa có quyết định thăng chức thì bày tiệc ăn mừng và thảo công văn gởi đến tất cả mọi nơi để thông báo). Bởi tôi nghĩ quan trọng là làm sao cho đồng nghiệp cũng như người dân hài lòng và biết đến mình qua những hoạt động chuyên môn hay công tác xã hội, còn danh vọng chỉ là hư ảo. Về lâu dài người ta chỉ biết mình qua những hành động không phải vì quyền cao chức trọng vã lại, với cái nhiệm vụ mới đó cũng không là gì so với cái huyện nhỏ bé nầy. Khi tôi đi công tác cơ sở, trình tờ công lệnh để ký, thì nhân viên văn phòng nhìn tôi như dò hỏi, tôi chỉ mĩm cười và khi làm việc với nhân viên cấp dưới, tôi hoàn toàn hòa mình vào đó, chân thành thân thương, khiến họ cứ nghĩ tôi như họ. Điều nầy làm tôi cảm thấy thoải mái hơn và chỉ đạo cũng đạt hiệu quả hơn. Đến tận vùng xa nhất, người ta cũng chỉ biết tôi bằng một cụm từ rất thân thương "cô ... làm từ thiện" ở Đài. Chỉ những năm sau cùng nầy một số cán bộ mới biết, tôi lại thích khi người ta giới thiệu tôi là đại diện chứ đừng nêu chức vụ, không như một vài người khi giới thiệu nhầm cấp là đứng lên đính chính ngay... Tôi đã gắn bó và đã đổ nhiều tâm huyết cho việc hình thành, xây dựng một Đài cấp huyện từ thuần tiếp âm, đến thực hiện chương trình mới mỗi ngày và in thu bằng kỹ thuật số mà tôi với vai trò chủ lực vì phụ trách nội dung... Tôi không bằng lòng với hiện tại, muốn đổi mới cho kịp sự phát triển của thời kỳ bùng nổ thông tin, luôn đam mê với những gì liên quan đến nghề nghiệp từ thể loại, cho đến giọng đọc phát thanh viên, từ kết cấu chương trình cho đến lắng nghe sự phản hồi từ phía lãnh đạo và nhân dân. Chưa bao giờ tôi có thái độ không hài lòng khi nghe một ý kiến nào đó, mà luôn nhìn lại mình rồi tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà ứng xử từng tình huống.

Thien Tam

Thế cho nên, khi hay tin tôi phải đi sang nơi khác, cả một tập thể làm đơn xin cho tôi ở lại một việc mà từ lúc hình thành địa phương đến nay, chưa ai có bao giờ, với những câu từ đọc xong cảm động đến rưng rưng và nhận thấy rằng suốt thời gian dài qua mình đã sống có ích . Đến khi chuyển sang cơ quan mới thời gian bao lâu, là bấy lâu anh em đều thăm hỏi và đến tận nhà mời uống café, hoặc chở tôi đến cơ quan, vì tôi suốt nữa đời người vẫn chưa quan tâm đến việc tạo cho mình một phương tiện đi lại ...giản dị bình thường đến mức có người còn coi khinh. Đôi khi còn cho rằng: "Lãnh đạo không ra lãnh đạo", nhưng tôi quan trọng là trong trái tim mọi người đều có tôi... Mỗi năm đơn vị đều được xét tặng bằng khen, sau mỗi đợt thi đua thì đón nhận cờ, cả cơ quan không có ai bị xếp loại yếu. Anh em đồng chí yêu thương nhau như một nhà. Bất cứ người nào có hữu sự thì hầu hết đều thăm hỏi tận tình từ trường hợp tai nạn giao thông, đến ma chay cưới hỏi. Có một nhân viên bị rắn cắn, trong lúc đang đau khổ đến tột cùng, sắp mất tất cả mà tôi vẫn đến nơi cấp cứu, rất tỉnh táo lo cho xong . Tôi có mối liên hệ nhiều năm ở các chùa, cộng với sự quen biết của một nhân viên nữa, nên việc chăm sóc nhân viên nọ chu đáo hơn. Tôi cũng có nhân duyên với các chùa kể cả vị Hòa thượng là đại biểu quốc hội còn ủng hộ, cho tôi mượn điểm làm thêm thu nhập hợp pháp bằng trò chơi cho trẻ em. Vì thế mà sau nầy, cứ có đoàn nào của bạn bè là tôi tìm đến những hộ bất hạnh khó khăn ở gần chùa để trợ giúp.

Tuyến cơ sở ai cũng mến cả tập thể tôi và tôi. Cho đến khi một người là nhân viên ở xã, đã được tầm ngắm của 2 vị lãnh đạo đưa về thay thế cho sếp cũ của tôi, thì mọi việc thay đổi hoàn toàn. Có thể nói đó là biến cố trọng đại cho cả tập thể tôi . Những công việc hàng ngày phải đảo lộn với lý do lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm, trong khi kiến thức về chuyên môn vẫn chưa có đến 1 tuần lễ học hỏi.... Phát hiện nhân viên có sự tiến bộ thì bằng mọi cách ngăn chặn và lấy tư cách lãnh đạo không để thực hiện.... Quen lối làm việc ở xã thời bao cấp, quan liêu ra lệnh , nên đã bị chúng tôi phản ứng. Thế là tôi người ra đi đầu tiên, mặc dầu mới vừa luân chuyển Sếp tôi đi vài tháng thì không thể có chuyện tôi phải đi nhưng tôi bị mời đến 3 lần mà lại là Bí thư phó bí thư Huyện ủy nhấn mạnh rằng

-Ở lại cản người ta chứ làm gì?

Khi tôi nói tôi đang xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp truyền thanh.

Buộc tôi trả lời bằng văn bản đi hay không? Là một chuyện hiếm có xảy ra trong công tác luân chuyển điều động cán bộ. Tôi vẫn ngậm ngùi từ giã anh em và cắn răng thảo tờ phúc đáp chấp nhận qua Thư viện đồng thời xin cho văn bản sẽ sang đó đến về hưu, để an tâm học hành làm việc trong khoảng thời gian còn lại của đời công chức. Thế nhưng, lãnh đạo đã bội tín với tôi không cho tôi văn bản để tôi yên lòng mà ngay sau đó, chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện ra quyết định tôi về Hội chữ thập đỏ... Vì không thể buộc chị Thủ thư nghỉ theo quyết định 132 , bởi chị có đủ bằng cấp nghiệp vụ và chính trị đồng thời mấy năm liền đều có bằng khen giấy khen. Có tin đồn:

-Chị ấy không nghỉ, thì cũng đưa tôi sang nơi khác.

Cuộc đời công chức của tôi giờ phút nầy giống như trái bóng. Buồn cười, từ lãnh đạo "lăn" sang Hội chữ thập đỏ, chỉ là cán bộ bình thường trong khi chẳng có sai lầm khuyết điểm gì, tôi đã rèn luyện cho mình sự chịu đựng không phải vì mất chức mà cay cú, tôi bình thản bởi có bao giờ tôi đem cái chức vụ ra lòe thiên hạ đâu? Và tôi cũng đã học từ một vị sư nào đó:

-Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bổng chốc hóa hư vô. Lợi danh như bóng mây chìm nổi. Chỉ có tình thương để lại đời.

Tôi cũng từng nhìn thấy 1 người chỉ mới được đề bạt cất nhắc một chút thôi thì biểu hiện ở họ là quyền uy. ...

Theo sau đó là những chuỗi ngày dài đầy khó khăn và uất ức. Tôi nhẫn nhịn không muốn nói gì hơn vì biết rằng chung quanh là hệ thống của người ta. Trung ương phát động Dân chủ công bằng văn minh và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những người nơi đây đang thực hiện điều gì của Trung ương ?

Học văn, học báo mà ngồi ở cơ quan nhân đạo. Thì thôi góp sức giúp người bằng lời vậy.

Nước mắt tôi từng đêm rơi từng giọt trong âm thầm, cống hiến nữa đời có lúc xao lãng chuyện gia đình, mà bây giờ phải chịu chào thua một người không thể hơn nhân viên của tôi. ..


Ngay trong những lúc khó khăn đến tột cùng đó, tôi liên tiếp gặp những chuyện không may. Em rễ tôi bị tai nạn xe, chấn thương não, tôi thay mặt gia đình để mà cấp cứu cho em, bởi cả đời tôi đã sống hết mình vì mọi người, có những người bạn mà ai cũng rất mến mộ, y sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà chính trị, nhà quản lý. Tôi tin họ sẽ trợ giúp cho tôi nhiệt tình.

Trên đường đi, tôi khấn nguyện bằng những lời kinh cầu an, kinh cứu khổ. Tình trạng lúc đó, bác sĩ cho hay:

-Một là chở bệnh về, hai là chuyển cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy.

Tôi trao đổi nhanh với Bác sĩ quen đang là lãnh đạo bệnh viện anh nói:

-Có người nhà ở thành phố, thì cứ chuyển.

Thế là mọi người làm thủ tục chuyển viện, tôi tìm trong máy số điện thoại anh bạn Bác sĩ từng học lớp ngoại ngữ với tôi, nay đã là Tiến sĩ. Anh vẫn bình thường giản dị và mau mắn bảo:

-Cứ chuyển lên anh đợi và đón ở cổng cấp cứu.

Đúng là Phật trời gia hộ, ở hiền gặp lành.

Nước mắt tôi rưng rưng, khi tiếp nhận sự trợ giúp về mặt tinh thần cũng như vật chất của bạn bè. Ở bệnh viện cả đêm, tôi không ngủ được cứ khấn nguyện ơn trên giúp cho em tôi thoát nạn. Anh bạn nói:

-Không gọi mình là ổn rồi, anh về mấy anh em ở lại nghỉ ngơi .Sáng mai hết giờ anh ghé.

Em tôi hôn mê sâu đến 26 ngày, ngày nào tôi cũng cầu nguyện và Trời Phật hiển linh đến ngày thứ 27, tôi vào phòng chăm sóc đặc biệt gọi tên rồi thử xem em có nhận ra mình không?

-Chị ba nè, em nghe được biết được nắm tay chị đi.

Kỳ diệu là nó đã nắm chặt bàn tay tôi. Nước mắt tôi lại chảy dài. Sau đó, một tuần bác sĩ cho ra khu điều trị, tôi mới an lòng.

Rồi đến em gái cũng là cấp cứu, tìm máu để truyền tôi khấn nguyện cho em tôi tai qua nạn khỏi. Thế là bạn bè đến giúp rồi an ủi động viên.

Trong cuộc đời tôi, ngoài hai chuyện trên đã đọng lại nhiều điều mà tôi không thể quên:

-Việc học, tôi không xuất sắc nhưng cần mẫn nghiên cứu tìm tòi. Tôi khấn nguyện các vị chư Phật gia hộ cho tôi bình tĩnh sáng suốt để có kết quả tốt. Cuối cùng tôi đạt như ý.

-Việc làm, tôi bị uất ức, nhưng tôi nghĩ có lẽ nghiệp chướng của mình nên tôi không thưa gởi gì ai. Chị Hoa nay đã sang Ấn Độ tu học nói:

-Em biết không? Trong một rừng cây, cây nào thẳng tốt thì người ta đốn. Giữa sa mạc, chỉ có một cây thì làm sao chống chọi với giông bão?

Tôi thấm thía nhiều lắm.

Cuối cùng những kẻ hại tôi lần lượt ra đi, sự trong sạch của tôi, tự được phơi bày.

Niềm tin vào Chư Phật đã tăng tiến trong tôi, ngồi làm việc khi nào không thấy ai là tôi lầm thầm đọc Phẩm kinh Chú Đại Bi.

Vào những năm internet về nông thôn, tôi có may mắn ở trong đơn vị sớm nhất được kết nối với mạng. Thế nên tôi truy cập những thông tin trên đó sớm nhất, hiểu biết thêm các vấn đề mình cần tìm, nên tôi cũng là những cộng tác viên với các trang web chính thống của nhà nước. Khi báo Giác Ngộ, mở số đầu tiên online tôi bằng với khả năng của mình mà cộng tác. Rồi sau đó, là các trang Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Sóc Trăng, Tu viện Tường Vân. Tôi cố gắng thực hiện nghiêm túc lời của những thầy cô giảng dạy: Không có đạo đức con người, thì sẽ không bao giờ có đạo đức nghề nghiệp tốt – Người làm báo muốn giỏi phải học nghề tinh thông, nhưng để bài viết tốt hơn thì cần phải giỏi văn.

Tóm lại, phải thể hiện sao cho trong một nhà báo có một nhà văn, trong một nhà văn có một nhà báo. Vì thế tôi cố gắng đạt được cái bằng cử nhân chuyên ngành giảng dạy văn học. Nhưng mà chẳng được đứng trên bục giảng ngày nào. Song song với ngày tháng đó, tôi lại học báo vì một quyết định vừa để đấm, vừa để xoa. Có nghĩa là tôi được đi học ngành báo, nhưng phải rời khỏi cái nghiệp mình yêu thích, không bị kỷ luật nhưng giáng chức chỉ vì tham học, chỉ vì hơn người. Cho nên lần nữa, tôi lại không được viết mặc dầu thâm niên của ngành đã hơn ¼ thế kỷ. Bây giờ, điều duy nhất cho tôi để còn vương vấn với nghề đó là Trang blog của mình, của lớp và thỉnh thoảng ở vài website khác. Đặc biệt là những trang của Phật giáo, nơi tôi có thể dùng ngòi bút của mình bằng cái tâm và cái tầm để vừa giới thiệu chùa chiền, hoạt động Phật sự, cùng với kêu gọi Phật tử gần xa tham gia công tác từ thiện xã hội.

Tôi chợt nhớ những tháng ngày tác nghiệp, lặn lội đến từng vùng xa xôi, sình lầy khó đi, tìm kiếm những đối tượng nghèo khổ bất hạnh để viết những phóng sự, đồng thời kêu gọi cộng đồng hay những nhà hảo tâm trong ngoài nước trợ giúp họ. Mỗi khi có những trận mưa giông lốc xoáy, là nữ nhưng tôi vẫn xung phong đến những nơi bị ảnh hưởng, để kịp thời chuyển đến mọi người những thông tin cần thiết. Các sự kiện chính trị cũng thu hút tôi bằng một số thể loại tin ngắn, tin thu thanh, bài phản ánh, ghi nhanh. Tôi đã trải qua thời gian viết báo từ giấy ngà, đến giấy trắng, từ máy đánh chữ đến máy vi tính. Mỗi giai đoạn đã cho tôi nhiều kỷ niệm, vui buồn lẫn lộn nhưng trong tôi vẫn in đậm ngày mới vào gò nắn nét chữ nghiêng nghiêng, viết rồi gạch, gạch rồi xóa, không như bây giờ hiện đại hơn sai thì chỉ cần backspace hay delete là xong ngay để có con chữ mới. Thế hệ chúng tôi viết bằng tất cả trái tim, không sao chép của bất kỳ ai, để thể hiện tinh thần đạo đức nhà báo. Mỗi một tin bài là một nội dung khác nhau, không giống như một số người viết còn trẻ, những người không từng học báo hay quản lý báo đài được giao trọng trách duyệt chương trình, cắt sửa vô tội vạ. Thậm chí, copy past như những giảng viên thường nhấn mạnh, vì tình trạng đăng tải những tin bài trên vài báo điện tử và đài địa phương đều tương tự như nhau, không có chút sáng tạo.

Nhân tiến tới kỷ niệm ngày ra mắt Ban thông tin truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gởi bài viết nầy như món quà chào mừng, đúng hơn là chia sẻ và cũng xin mạn phép nói cùng các bạn trẻ những người làm báo đang theo lối mòn hay không thích tư duy, hãy chú trọng hơn nữa về đạo đức nghề nghiệp, hãy thể hiện khả năng bằng chính tác phẩm của mình, để xứng đáng là đội ngũ nhà báo cách mạng Việt Nam. Có như thế mới góp phần cùng Phật giáo Việt Nam tuyên truyền đạo pháp nhanh chóng, trung thực, chính xác./.

Thiện Tâm
You are here: Home Hiểu biết & sẻ chia Tôi đến với Truyền thông Phật giáo
Green Blue Orange Back to Top